Chứng khoán và các khái niệm cơ bản

1. Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là các công cụ tài chính mà người ta mua bán trên thị trường tài chính để đầu tư hoặc giao dịch. Chúng có thể biểu hiện quyền sở hữu hay quyền mua bán trong một doanh nghiệp cụ thể hoặc biểu hiện nghĩa vụ thanh toán của một chính phủ hay doanh nghiệp. Chứng khoán có thể được phân thành hai loại chính: chứng khoán cổ phiếu (stock) và chứng khoán trái phiếu (bonds).

2. Các thuật ngữ cơ bản về chứng khoán

Cổ phiếu (Stock)

Là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Ngày nay, các giao dịch mua bán cổ phiếu đều thực hiện trực tuyến. Khi mua cổ phiếu, bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu qua email thay vì nhận một tờ chứng nhận cổ phiếu.

Cổ phần (Share)

Là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Ví dụ: Công ty cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, số vốn đó được chia thành 100.000 phần bằng nhau, mỗi phần có giá trị 100.000 đồng được gọi là một cổ phần.

Cổ phiếu Blue Chip (Blue Chip Stocks)

Là thuật ngữ trong chứng khoán dùng để chỉ các cổ phiếu được phát hành bởi những công ty lớn về vốn hóa và có uy tín trên thị trường.

Các công ty này thường phát triển rất tốt và đi đầu trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Vì các công ty này có nền tảng tài chính vững mạnh và thường vượt qua được các suy thoái thị trường, nên cổ phiếu họ phát hành thường sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư.

Cổ phiếu Penny (Penny Stocks)

Là thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán dùng để chỉ các cổ phiếu thường được giao dịch với mức giá thấp hơn giá trị sổ sách (10.000 đồng), công ty có vốn hóa thấp và ít danh tiếng.

Thời gian giao dịch chứng khoán

Trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM đều giao dịch từ 9:00 – 11h30 và 13:00 – 15h00 từ thứ 2 đến thứ 6 trừ dịp nghỉ lễ Tết theo quy định.

Ngày giao dịch T+ trong chứng khoán

Ngày giao dịch T0 là ngày trong giao dịch (lúc mua chứng khoán), “ngày T+1” là ngày giao dịch tiếp ngay sau ngày T0; “ngày T+2” là ngày giao dịch tiếp ngay sau ngày giao dịch T+1; “ngày T+3” là ngày giao dịch tiếp ngay sau ngày giao dịch T+2.

Ngày Giao dịch T0: là ngày mà bạn quyết định mua/bán cổ phiếu thành công trên thị trường

Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

Giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất – Màu vàng

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tham chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu TC được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

Giá trần (Trần) – Màu tím

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;

Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;

Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Giá sàn hay Giá màu xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;

Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;

Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Giá xanh – xanh lá

Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

Giá màu đỏ

Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

spot_img

Mới nhất

Bài viết liên quan